Trong quá trình xây dựng chiến thuật Marketing, Content luôn nắm giữ vai trò quan trọng, thiếu Content mọi thứ sẽ trở nên không còn ý nghĩa. Content cần thiết đến thế nên nó được sử dụng khá rộng rãi giữa thị trường công nghệ 4.0. Chúng tôi biết rất nhiều người đang thắc mắc Content là gì. Để có được câu trả lời thỏa đáng nhất cho mối bận tâm ấy, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây ngay lập tức.
Content là gì? Những bí mật ẩn chứa bên trong 2 từ Content
Khái niệm Content là gì?
Content là gì? Dịch sang tiếng Việt Content mang ý nghĩa là nội dung của sự việc, sự vật hoặc vấn đề nào đó. Content sở hữu nhiều công dụng như truyền tải thông điệp, lan tỏa câu chuyện của bạn đến gần hơn với mọi người xung quanh. Ở vài trường hợp Content được sử dụng để PR, quảng cáo, review sản phẩm và dịch vụ. Thông thường Content gồm 2 phạm trù chính bao gồm Content SEO và Content Marketing.
Có bao nhiêu loại Content?
Sau khi đã khám phá xong khái niệm Content là gì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm hiện nay Content có bao nhiêu loại. Theo thực tế, người ta phân chia Content theo dạng chức năng chẳng hạn Content giải trí, Content cung cấp thông tin, Content tiện ích. Để có cái nhìn tổng quan về những loại Content này, hãy dừng mắt và bỏ túi thông tin chi tiết ở dưới.
Content giải trí: Tương tự cái tên gọi của nó, Content giải trí dành tặng người đọc tiếng cười, sự thú vị cùng những phút giây thư giãn tuyệt vời. Nếu đăng bài Content giải trí lên internet độc giả chắc chắn sẽ ấn tượng đồng thời nhanh chóng chia sẻ chúng sang các trang khác.

Content cung cấp thông tin: Xây dựng Content chuyên nghiệp đương nhiên không bao giờ vắng mặt Content cung cấp thông tin. Content cung cấp thông tin đem lại vô số lợi ích cho khách hàng, giải quyết tất tần tật vấn đề họ đang thắc mắc. Triển khai loại Content này chúng ta có thể mạnh dạn lồng ghép thông tin thương hiệu vào nhằm mục đích quảng cáo.
Content tiện ích: Content tiện ích được tạo ra với mong muốn giải quyết khó khăn của khách hàng. Doanh nghiệp áp dụng Content tiện ích nhằm nhắc nhở người tiêu dùng luôn ghi nhớ đến tên thương hiệu.
Thông qua 2 mục thông tin trên thì đừng ai đặt câu hỏi Content là gì cũng như Content bao gồm những loại nào bởi chúng tôi đã phân tích chi tiết nhất có thể rồi đấy.
Tìm hiểu những dạng Content phổ biến nhất hiện nay
Chắc hẳn các bạn chẳng còn thắc mắc gì về Content là gì nhưng lại đang rất muốn biết những dạng Content phổ biến nhất hiện nay phải không. Đừng lo, hãy để chúng tôi giải quyết từ A-Z. Dạng Content phổ biến được sử dụng rộng rãi nhất bao gồm:
- Các bài viết Blog, Articles
- Content hướng dẫn cách làm
- Content dạng danh sách
- Content dạng hình ảnh
- Content dạng Video
- Content dạng phỏng vấn
- Content dạng sách điện tử
- Content dạng đánh giá

Khám phá ngay: Content Strategy là gì? Tầm quan trọng và cách triển khai hiệu quả 2021
Quy trình xây dựng Content là gì?
Bước 1: Xây dựng kế hoạch Content tổng thể
Xây dựng kế hoạch là công đoạn cực kỳ quan trọng cho việc sáng lập Content hoàn chỉnh. Đương nhiên phải hướng tới kế hoạch cụ thể thì bài Content mới có thể khiến độc giả ấn tượng và dừng mắt theo dõi.
Bước 2: Lên nội dung sườn cho Content
Ở dân Content chuyên nghiệp thì việc lên nội dung sườn là một điều hiển nhiên. Trường hợp chưa quen với bước này thì bạn nên chuẩn bị outline chi tiết nhằm tránh trình trạng lãng quên.
Bước 3: Thu thập thông tin, sản xuất Content
Hãy sẵn sàng nghiên cứu số lượng người quan tâm, lượt tương tác và nội dung mà mọi người thường xuyên tìm kiếm. Đừng chú tâm quá nhiều đến nhiệm vụ sáng tạo Content sáo rỗng mà vô tình quên bước nghiên cứu số liệu.
Bước 4: Đưa các yếu tố sáng tạo vào Content
Sau khi đã hoàn thành xong phần thô của bài Content cần xem xét kỹ càng rồi thêm vào càng nhiều yếu tố sáng tạo càng tốt. Đặc biệt tiêu đề độc đáo sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng.
Bước 5: Chạy thử nghiệm, xác định nội dung khách hàng yêu thích
Bước tiếp theo không thể bỏ sót của quy trình xây dựng Content đó chính là chạy thử nghiệm và xác định nội dung khách hàng yêu thích. Bằng cách này bạn sẽ dễ dàng xác định tốt những nội dung khách hàng mong muốn sau đó tối ưu lại những phần nội dung khác.
Bước 6: Rà soát lại toàn bộ Content
Hãy thực hiện bước rà soát lại các lỗi chẳng hạn lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. Chưa hết đâu cải thiện kế hoạch hằng ngày là điều quan trọng mà bạn nên cân nhắc và áp dụng.
Chúng tôi hy vọng rằng thông qua một loạt những thông tin hữu ích trên bạn đã không còn bận tâm Content là gì và những điều cần biết về Content. Sau vô số dẫn chứng thiết thực trên thì có thể khẳng định Content xưa nay vẫn chưa bao giờ gọi là vô nghĩa trong mọi kế hoạch Marketing.