Google My Business là gì? Có lẽ bạn đã nghe qua rất nhiều về công cụ này rồi đúng không? Nếu như bạn chưa biết rõ về Google My Businese và muốn tìm hiểu cặn kẽ thì bạn đã tìm đến đúng nơi rồi đấy! Vì bài viết này sẽ cung cấp mọi thông tin cần thiết về Google My Business – công cụ không thể thiếu dành cho các doanh nghiệp. Theo dõi ngay bài viết bạn nhé!
Google My Business là gì? Giải đáp chi tiết dành cho những ai chưa biết đến công cụ hữu ích này
Google My Business là gì?
Google My Business là một công cụ hoàn toàn miễn phí được cấp bởi Google. Các các doanh nghiệp thường sử dụng công cụ này để quản lý sự hiện diện của mình trên Google cụ thể là ở công cụ tìm kiếm và Google Maps. Khi bạn sử dụng Google My Business để điền thông tin và xác minh doanh nghiệp của mình, người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy và tiếp nhận các thông tin của doanh nghiệp.
Một khi người thấy được những thông tin mà họ cần thì cơ hội biến họ trở thành khách hàng của bạn là rất cao. Không những thế, Google My Business còn là công cụ hỗ trợ khách hàng tương tác với doanh nghiệp cực kỳ hiệu quả. Để biết hơn rõ ưu điểm của công cụ này, bạn hãy theo dõi phần tiếp theo nhé!
Lợi ích khi sử dụng Google My Business là gì?
Quản lý thông tin doanh nghiệp hiệu quả
Lợi ích khi sử dụng Google My Business là gì? Lợi ích đầu tiên phải kể đến khi sử dụng công cụ này đó là cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho khách hàng. Bên cạnh đó, những thông tin về doanh nghiệp khi được xác minh trên Google My Business cũng giúp hạn chế tối đa tình trạng giả mạo. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng thêm, sửa đổi thông tin của doanh nghiệp trên Google My Business.
Tạo nên độ tin cậy đối với khách hàng
Khi người dùng tìm kiếm doanh nghiệp trên Google, nếu doanh nghiệp bạn được đầu tư kỹ lưỡng, cập nhật đầy đủ thông tin thì chắc chắn là khách hàng sẽ đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, cũng sẽ tăng thứ hạng của doanh nghiệp trên công cụ tìm kiếm. Khách hàng sẽ có xu hướng quan tâm đến những kết quả hàng đầu hơn đúng không nào.
Tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng
Với các thông tin mà bạn đã cung cấp, khách hàng có thể liên hệ với doanh nghiệp trong vòng một nốt nhạc. Thử hỏi mà xem, nếu không có công cụ Google My Business thì rất khó để bạn có thể mang những thông tin cần thiết về doanh nghiệp mình cho khách hàng. Càng tối ưu thông tin càng tốt, vì sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thu hút khách hàng tiềm năng.
Có sự tương tác với khách hàng
Khách hàng có thể đặt câu hỏi, để lại phản hồi, đánh giá về doanh nghiệp của bạn nhờ có Google My Business. Bạn cũng có thể thực hiện tương tác với khách hàng. Giữa doanh nghiệp và khách hàng tương tác càng hiệu quả thì sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc kinh doanh, điều này chắc chắn là không cần phải bàn cãi rồi.
Giúp khoanh vùng khách hàng
Công cụ Google My Business hỗ trợ doanh nghiệp nắm được lượng người đã ghé đến địa chỉ của bạn trên Google, lượng người đã liên hệ với doanh nghiệp. Từ đó ta có thể xác định rõ ràng hơn đối tượng khách hàng mà mình nhắm tới. Kéo theo việc lên kế hoạch marketing sẽ đơn giản, hiệu quả hơn rất nhiều.
Hỗ trợ đắc lực cho Social Entity
Social Entity là cách mà doanh nghiệp nên áp dụng để xây dựng backlink hiệu quả, an toàn, hỗ trợ đắc lực cho SEO. Để hiểu rõ hơn về Social Entity, ta sẽ làm rõ những khái niệm sau:
- Entity: nói đến việc định danh website của bạn là một thực thể độc lập, là cá nhân duy nhất hoặc tổ chức uy tín, giúp phân biệt website của bạn với các website khác về thuộc một chủ đề được nhắc tới.
- Business Entity: xác định doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, công ty thực tế, không chỉ được xác nhận trên internet mà còn phải có hoạt động thực tế.
- Social Network: chỉ các mạng xã hội, diễn đàn như: Facbook, Twitter, Tumblr, Reddit, Quora…
Vậy, có thể hiểu Social Entity là quá trình khai báo, cập nhật thông tin lên các mạng xã hội, diễn đàn để định doanh tổ chức, doanh nghiệp của bạn.
Một doanh nghiệp với website đã có đầy đủ thông tin (tức là được xác nhận), sẽ tăng độ tin cậy trên công cụ tìm kiếm của Google. Trong chiến lược Entity SEO, xây dựng Social Entity giúp liên kết dữ liệu website, đơn giản hóa thông tin cho Google hiểu được một cách dễ dàng.Càng đẩy mạnh Social Entity thì càng đẩy thứ hạng tự khóa và độ uy tín của website lên cao.
Và cách tốt nhất để bạn xác minh doanh nghiệp của mình trên internet đó là sử dụng công cụ Google My Business. Những ai làm SEO chắc chắn sẽ không thể bỏ qua công cụ này để xây dựng và phát triển website.
Kinh nghiệm sử dụng Google My Busness mà nhất định bạn phải học hỏi
Hướng dẫn cách đăng ký Google My Business từ A đến Z
- Bước 1: Bạn truy cập vào đường link: business.google.com/create/new để bắt đầu đăng ký nhé!
- Bước 2: Bạn điền tên doanh nghiệp của mình vào, hệ thống sẽ tự động chuyển sang trang tiếp theo
- Bước 3: Ta tiếp tục điền thông tin về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp rồi chọn “Tiếp theo”
- Bước 4: Chọn “Có” bạn nhé!
- Bước 5: Đây là những thông tin về doanh nghiệp mà bạn cần phải điền đầy đủ. Khi điền xong, bạn nhấn “Tiếp theo”
- Bước 6: Kiểm tra và xác định lại chính xác vị trí doanh nghiệp bạn rồi ấn “Tiếp theo”
- Bước 7: Chọn “Có” hoặc “Không” theo tùy theo doanh nghiệp bạn có phục vụ khách hàng ngoài địa chỉ vừa cung cấp hay không
- Bước 8: Nếu chọn “Có” thì bạn có thể điền thêm thông tin này
- Bước 9: Sau khi thực hiện bước 8 hoặc ở bước 7 bạn chọn “Không”, thì hãy điền các thông tin bên dưới ở bước này
- Bước 10: Chọn “Có” hoặc “Không” tùy theo nhu cầu
- Bước 11: Bạn hãy nhập thông tin để Google gửi thư xác minh nhé!
- Bước 12: Vậy là bạn đã hoàn tất đăng ký Google My Business rồi đấy! Bây giờ bạn có thể chỉnh sửa, cập nhật đầy đủ thông tin về doanh nghiệp của mình và đợi xác minh của Google thôi.
Các yếu tố cần tối ưu trên Google My Business là gì?
Thông tin cơ bản
Dưới đây là những thông tin về doanh nghiệp mà bắt buộc bạn phải cập nhật trên Google My Business, có một số thông tin mà ban đầu ta đã điền trong bước đăng ký rồi đấy!
- Tên doanh nghiệp: Nhập tên doanh nghiệp và nên kèm theo sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp, giúp cho khách hàng biết được bạn cung cấp sẽ cung cấp được gì cho họ ngay từ cái tên.
- Ngành nghề: Nên chọn ít nhất là 3 ngành nghề gần nhất với lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh. Điều này sẽ giúp Google biết được bạn đang cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì. Nhờ đó mà có thể liên kết và trả kết quả về cho người dùng khi họ tìm kiếm.
- Địa chỉ: Nhập chính xác địa điểm hoạt động của doanh nghiệp bạn.
- Thời gian hoạt động: Nhập đầy đủ khoảng thời gian hoạt động của doanh nghiệp theo các ngày trong tuần.
- Thời gian đặc biệt: Thời gian doanh nghiệp nghỉ lễ hoặc một số dịp đặc biệt cũng nên được cập nhật cho khách hàng biết.
- Số điện thoại và website: Thông tin cực kỳ quan trọng, không thể nào thiếu. Nhớ nhập thông tin cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng nhé! Vì hai thông tin này rất cần cho những đơn vị kinh doanh online đấy!
Quản lý bài viết
Bạn nên cung cấp những thông tin bên dưới ở dạng bài viết để người dùng biết được:
- What’s New: Khi có những thông tin mới nhất của doanh nghiệp, bạn hãy chia sẻ ngay cho khách hàng.
- Events: Cập nhật các sự kiện của doanh nghiệp với thời gian diễn ra và các thông tin cụ thể nhất.
- Offer: Bài viết cung cấp các mã coupon mà doanh nghiệp bạn dành cho khách hàng của mình
- Products: Mục đích chính là cung cấp thông tin về các sản phẩm và dịch vụ của mình.
- Covid-19 Announcement: Thông báo về các thay đổi của doanh nghiệp liên quan đến diễn biến hiện tại của dịch Covid
Mục hỏi đáp
Ngoài những thông tin đã được cung cấp, có thể khách hàng sẽ mong muốn tìm hiểu thêm một số thông tin nữa về doanh nghiệp. Thế nên mục hỏi đáp sẽ giúp khách hàng nói lên những gì mà mình muốn được cung cấp. Doanh nghiệp nên quản lý và trả lời hỏi đáp thường xuyên nhé! Giải đáp thắc mắc không chỉ cần thiết cho người hỏi mà còn giúp những người sau biết thêm nhiều thông tin hơn, đỡ mất thời gian tìm hiểu.
Phản hồi từ người dùng
Những đánh giá, phản hồi từ khách hàng dù tích cực hay là tiêu cực thì đều là thông tin mà doanh nghiệp phải tiếp nhận và xử lý, khắc phục sao cho sản phẩm, dịch vụ của mình tốt hơn.
Đối với những phản hồi tích cực, bạn nên tương tác với khách hàng bằng những lời cảm ơn, lời đề nghị hỗ trợ, mời gọi khách hàng sử dụng tiếp sản phẩm, dịch vụ. Còn đối với những đánh giá tiêu cực, bạn không được phớt lờ mà hãy trao đổi với khách hàng rõ ràng. Hai bên hiểu nhau hơn, từ đó bạn cũng sẽ cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình và bớt được các ý kiến trái chiều.
Hình ảnh và video
Hình ảnh, video là thứ giúp cho khách hàng có cái nhìn trực quan về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Từ công bố Google, doanh nghiệp sẽ tăng 42% tỷ lệ lượt click vào nút “chỉ đường” và 35% tỷ lệ lượt click vào nút “website” đối với các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin, hình ảnh được đầu tư. Vì vậy không chỉ đăng tải đầy đủ hình ảnh, video mà bạn còn phải cập nhật thường xuyên nữa đấy!
Những câu hỏi thường gặp về Google My Business là gì?
Khi cập nhật thông tin lên Google My Business, những thông tin này sẽ hiện ở đâu?
Khi khách hàng tìm kiếm doanh nghiệp bạn trên Google, thông tin sẽ được hiển thị ở những nơi dưới đây:
- Bên phải trang tìm kiếm của Google
- Kết quả tìm kiếm địa lý
- Trên Google Maps
Doanh nghiệp có cần lập nhiều tài khoản Google My Business khác nhau không?
Dù cho bạn có bao nhiêu địa điểm kinh doanh thì chỉ cần sử dụng một tài khoản Google My Business duy nhất cho các địa điểm của mình. Bất cứ khi nào bạn thêm một địa chỉ kinh doanh mới, bạn chỉ cần thêm đầy đủ thông tin về địa chỉ đó một cách chính xác để được xác minh. Trong trường hợp bạn có hơn 10 địa điểm kinh doanh thì sẽ được xác minh hàng loạt chứ không cần phải chờ xác minh từng địa chỉ một.
Doanh nghiệp nên quản lý các đánh giá tiêu cực về địa chỉ của mình trên Google My Business như thế nào?
Đánh giá của khách hàng là vô cùng quan trọng vì Google sẽ dựa vào đó để xếp hạng vị trí doanh nghiệp trên công cụ tìm kiếm. Theo các khảo sát, có đến 88% người dùng tin tưởng vào đánh giá trực tuyến để xem có nên tìm hiểu doanh nghiệp đó hay không. Vậy nên, khi nhận được các đánh giá tiêu cực, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng xử lý ngay.
Đầu tiên, ta nên trả lời các đánh giá của khách hàng. Tốt nhất là xin lỗi một cách chân thành, sử dụng lời lẽ lịch sự, văn minh. Tiếp đến, bạn nên đề nghị với khách hàng rằng sẽ khắc phục sự cố, bồi thường thiệt hại. Khi giải quyết vấn đề một cách minh bạch thì mới có thể khắc phục được những đánh giá tiêu cực. Bạn có thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc, quản lý website để họ luôn theo sát mọi thông tin trên trên Google My Business nhằm khắc phục kịp thời, hiệu quả.
Cuối cùng, bạn phải cải thiện dịch vụ, sản phẩm của mình nhiều hơn nữa để nhận được thêm các đánh giá tích cực, kéo lại thứ hạng đã bị tụt do đánh giá tiêu cực.
Có thể bạn sẽ cần: Hướng dẫn cách chèn Google Maps vào Website đơn giản từ A-Z 2021
Google My Business là gì? Chắc hẳn là bạn đã nhận được câu trả lời hơn cả mong đợi của mình. Hy vọng rằng qua những chia sẻ của Vinatech về Google My Business, bạn sẽ sử dụng công cụ này thật hiệu quả nhé! Nếu còn có thắc mắc về Google My Business hay những thông tin liên quan đến SEO, content marketing, thiết kế và chăm sóc website thì bạn đừng ngần ngại liên hệ Vinatech qua HOTLINE: 0935 748 672. Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!