Hướng dẫn sử dụng Google Analytics chi tiết đầy đủ [2021]

hướng dẫn sử dụng Google Analytics - Phần Hành vi
hướng dẫn sử dụng Google Analytics – Phần Hành vi

Vậy là trong bài viết trước, Vinatech đã hoàn thành hướng dẫn xong cho bạn cách đăng ký Google Analytics hoàn chỉnh rồi đúng không nào! Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn sử dụng Google Analytics chi tiết cho bạn. Vinatech sẽ giúp bạn hiểu rõ các chỉ số thuộc tính trên giao diện của Google Analytic. Nào bắt đầu thôi với hướng dẫn sử dụng Google Analytics ngay nhé!

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics chi tiết 2021.

Trước khi đến với hướng dẫn sử dụng Google Analytics cho bạn, Vinatech xin chia sẻ những loại thống kê quan trọng mà bạn cần phải đặc biệt nắm rõ trên GA như sau:

  • Thời gian thực (Real time)
  • Đối tượng khách hàng (Audience)
  • Thu nạp (Acquisiton)
  • Hành vi (Behavior)
  • Chuyển đổi (Conversion)

Trên đây là 5 phần quan trọng nhất của Google Analytics mà bạn cần nắm rõ, trong bài hướng dẫn sử dụng Google Analytics sau đây, Vinatech sẽ giúp bạn làm rõ từng phần và nắm được vai trò lợi ích mà các thống kê này mang lại cho chúng ta khi đo lường Website.

Vinatech sẽ hướng dẫn sử dụng Google Analytics cho bạn ngay sau đây:

Chúng ta hãy cùng nhau đến với từng phần thống kê quan trọng trong Google Analytics nhé! Nào bắt đầu thôi!

Tổng quan Trang chủ: Giao diện đầu tiên mà ta nhìn thấy trên Google Analytic sẽ là phần trang chủ, tại đây cung cấp đầy đủ các báo cáo tổng quan như: Người dùng, số phiên, tỷ lệ thoát, thời lượng phiên, người dùng đang hoạt động, thống kê kênh lưu lượng, xu hướng người dùng hoạt động, tỷ lệ giữ chân người dùng, vị trí khu vực, thiết bị, số trang người dùng truy cập,… ta có thể tuỳ chỉnh từng thời gian để xem. Nhìn chung Tổng quan cung cấp các thông tin nhanh về Website, để xem các thông tin đầy đủ, ta cần truy cập vào các báo cáo chi tiết bên tay trái màn hình.

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics
Hướng dẫn sử dụng Google Analytics chi tiết 2021
  • Thứ nhất: Thời gian thực (Real time)

Thời gian thực là một trong những thống kê quan trọng nhất, nó cung cấp cho ta các dữ liệu chính xác về một thời điểm thực tế như: Số lần xem trang, theo dõi lượng truy cập, ai đang truy cập, từ đâu, xem ở trang nào, bài nào tại thời điểm đó. Ta có thể ấn vào phần Thời gian thực và xem thêm nhiều phần báo cáo chi tiết bên dưới như: Vị trí, nguồn lưu lượng, nội dung, sự kiện, chuyển đổi.

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics - Phần Thời gian thực
Hướng dẫn sử dụng Google Analytics – Phần Thời gian thực
  • Tổng quan: Cho phép ta theo dõi số người dùng hoạt động vào đúng thời điểm mà ta đang xem báo cáo như: Số lượt xem trang, thời gian, lần xem trang,… thông tin sẽ được thống kê tổng quát cho nhà quản lý. Google Analytics sẽ tổng kết thống kê thông tin trong vòng 5 phút gần nhất với tổng quan báo cáo thời gian thực.
  • Vị trí: Trong báo cáo Thời gian thực, phần này sẽ giúp ta biết người dùng hiện đại đang truy cập ở đâu, họ hiện đang tại trang Web nào, thời gian họ ở lại trong trang Web bao lâu
  • Nguồn lưu lượng: Cho ta thấy cách mà người dùng tìm thấy Website của bạn (Facebook hay là URL trực tiếp), phần này sẽ giúp ta xem được lưu lượng nếu có bài đăng trên mạng xã hội hay đo lường các Landing Page.
  • Nội dung: Mang đến thông tin chi tiết về nơi người dùng đang truy cập trên website, họ đang ở đâu và trong bao lâu rồi. Ta có thể thấy cả tiêu đề trang, URL, tỷ lệ người dùng đang hoạt động nữa đấy!
  • Sự kiện: Phần này cho phép ta theo dõi tương tác mà người dùng thực hiện với Website, có thể là các nhấp chuột vào quảng cáo, tải xuống các phần, xem Video
  • Chuyển đổi: Nếu bạn muốn biết chiến dịch hay giải pháp của mình với Website có tạo được sự chuyển đổi hay không! Phần chuyển đổi sẽ cung cấp thông tin cho bạn, ta có thể xem được mục tiêu, số lượng người dùng hoàn thành, tỷ lệ % người dùng hoàn thành mục tiêu.\

Vậy là xong hướng dẫn sử dụng Google Analytics với phần Thời gian thực!

  • Thứ hai: Đối tượng (Audience)

Tiếp theo ta sẽ cùng đến với hướng dẫn sử dụng Google Analytics với phần Đối tượng, thống kê Đối tượng sẽ có cho ta các thông tin chi tiết về nhân khẩu học (giới tính, ngôn nữa, địa điểm), cho phép biết được người dùng truy cập sử dụng thiết bị công nghệ nào (PC, Smartphone), hệ điều hành (Win, Mac, IOS,…) hay cả nhà mạng,…

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics - Phần Đối tượng
Hướng dẫn sử dụng Google Analytics – Phần Đối tượng

Tổng quan: Khi bạn nhấn vào phần Tổng quan của Đối tượng, ta sẽ có những thông tin sau đây:

  • Số phiên: Thời gian mà người dùng truy cập Website
  • Số trang/phiên: Trung bình 1 phiên khi truy cập sẽ đọc hết bao nhiêu trang
  • Thời gian trung bình của phiên: Thời gian truy cập trung bình
  • Người dùng: Tổng số truy cập vào Website (người dùng mới và cũ)
  • Số lần xem trang: Tổng số trang đã xem (số lần xem lặp lại của 1 trang vẫn tính nhé!)
  • Tỷ lệ thoát: Là lượng truy cập vào Web thoát ra khi không có thao tác nào trong 30 giây.

Phần tổng quan cũng cung cấp các thông tin sơ lược về nhân khẩu học, ngôn ngữ, hệ thống, di động,…

Người dùng đang hoạt động: Cho ta thấy rõ người dùng đã truy cập vào Website trong 1 – 7 – 14 – 28 ngày qua, từ đây ta có thể đo lường mức độ quan tâm của người dùng.

Giá trị lâu dài: Cho ta biết về kênh chuyển đổi, tổng số người dùng trong nhóm, doanh thu trên mỗi người dùng (LTV) trong 90 ngày đầu tiên sau khi chuyển đổi, tổng doanh thu qua nhiều kênh Traffic như: Social (xã hội), Direct (trực tiếp), Organic và Referrals,

Phân tích theo nhóm: Cho ta nhiều số liệu khác nhau về một nhóm người có chung đặc điểm, cho phép phân tích nhiều dữ liệu khác nhau.

Nhân khẩu học: Mang đến cho ta thông tin về độ tuổi, giới tính người dùng.

Sở thích: Phần này giúp thống kê sở thích của người dùng, danh mục sở thích, phân khúc thị trường lẫn nhiều danh mục khác,…. Đây là những thông tin rất có ích nếu bạn đang có chiến dịch Remarketing.

Địa lý: Cung cấp thông tin về vị trí và ngôn ngữ từ người dùng trên website

Hành vi: Giúp ta nắm rõ các số liệu của khách truy cập cũ và mới, tần xuất lần truy cập gần đây, mức độ tương tác của người dùng trên Website

Công nghệ: Cho phép hiểu rõ các người dùng xem trang Web của mình, nắm rõ người dùng sử dụng trình duyệt nào, hệ điều hành gì, mạng họ đang sử dụng,…

Di động: Ta có thể nắm được các thông tin như người dùng xem Website bằng thiết bị gì? PC, Laptop hay Tablet, Smarphone, ta có thể xem rõ những thiết bị ấy là gì nữa đấy!

Tuỳ chỉnh: Xác định và so sánh các phân khúc người dùng dễ dàng hơn, hỗ trợ sắp xếp dữ liệu theo biến tuỳ chỉnh hay người dùng xác định. Hỗ trợ ta xem thông tin chi tiết, tuỳ chỉnh cách đối tượng tương tác với Website.

Đo điểm chuẩn: Cho phép ta so sánh dữ liệu của Web với dữ liệu tổng hợp từ các Web khác trong ngành, bạn có thể so sánh tại các phần như: Kênh, Vị trí và Thiết bị.

Luồng người dùng: Phần báo trên sẽ giúp ta nắm rõ cách mà người dùng di chuyển đến trang Web của bạn, ta có thể tự lọc theo loại người dùng. Ta có thể biết được nơi người dùng bắt đầu và dừng lại trong một chu kỳ, hiển thị rõ nơi người dùng Out trang giúp ta tối ưu tốt hơn.

Lưu ý: Phần Thêm phân đoạn có tác dụng như một bộ lọc Target, giúp ta phân loại hay cần tìm kiếm những số liệu mà mình cần nhanh chóng và tốt hơn. Bạn có thể ấn vào đây và lựa chọn các đối tượng cần thiết cho mình.

  • Thứ ba: Thu nạp (Acquisiton)

Chúng ta sẽ cùng đến với phần hướng dẫn sử dụng Google Analytics với thống kê Thu nạp nhé! Phần báo cáo thu nạp sẽ giúp bạn hiểu rõ cách đối tượng tìm thấy Website của mình, người dùng sẽ làm gì khi đến, có hành động cụ thể hay không?

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics - Phần Thu nạp
Hướng dẫn sử dụng Google Analytics – Phần Thu nạp

Tổng quan: Báo cáo thu nạp tại phần tổng quan cho ta thấy rõ các chỉ số về nguồn truy cập, các kênh hàng đầu, số lượng người dùng theo từng kênh hàng ngày, tỷ lệ chuyển đổi mục tiêu theo ngày,… Dựa vào đây ta có thể có cho mình các nhận định tổng quát về hiệu quả từ nguồn truy cập, từ đó cải thiện hiệu quả các kênh.

Tất cả lượng truy cập: Ta có thể xem chi tiết dữ liệu về hành động, trang Web nào mang lại nhiều lưu lượng truy cập, xem dữ liệu hành động của người dùng, tỷ lệ thoát trang, số trang mỗi lượt truy cập, lượt chuyển đổi, thu nạp, hành vi

Google Ads: Ta có thể liên kết tài khoản Google Ads và Google Analytics lại với nhau, từ đó bạn có thể xem được dữ liệu về các chiến dịch, từ khoá, truy vấn tìm kiếm, số giờ trong ngày, URL cuối cùng.

Search Console: Kết nối với Google Search Console sẽ giúp bạn hiểu rõ Website hoạt động thế nào trong Organic Search. Đây là một công cụ miễn phí cung cấp dữ liệu và phân tích để giúp cải thiện hiệu suất của trang web trong Google tìm kiếm.

Mạng xã hội: Phần nào giúp hiển thị cách người dùng tương tác với nội dung của chúng ta trên mạng xã hội, ta sẽ có nhiều phần như: Tổng quan, giới thiệu mạng, trang đích, chuyển đổi, Plugin, luồng người dùng,… Ta có thể dùng để xác định nền tảng được người dùng sử dụng để tương tác với nội dung của mình, đo lường tính ảnh hưởng của MXH với hành vi của Website.

Chiến dịch: Cho ta biết rõ các chiến dịch có trả phí hoạt động thế nào, so sánh với nhiều ý tưởng khác, ta có thể so sánh số liệu cho chiến dịch không phải từ Google nữa đấy!

Lưu ý: Phần Thêm phân đoạn có tác dụng như một bộ lọc Target, giúp ta phân loại hay cần tìm kiếm những số liệu mà mình cần nhanh chóng và tốt hơn. Bạn có thể ấn vào đây và lựa chọn các đối tượng cần thiết cho mình.

Đến đây thì Vinatech đã hướng dẫn sử dụng Google Analytics xong cho bạn phần Thu nạp rồi! Cùng đến với phần tiếp theo thôi!

  • Thứ tư: Hành vi (Behavior)

Báo cáo hành vi (Behavior) trên Google Analytics cung cấp đầy đủ các dữ liệu về hành động mà người dùng thực hiện trên Website của chúng ta. Gồm có nhiều thông tin như việc sử dụng tìm kiếm Website, nội dung đang xem, tốc độ Load trang,… Vinatech sẽ hướng dẫn sử dụng Google Analytics phần này với việc đọc các chỉ số báo cáo bên trong cho bạn.

Tổng quan: Cho ta thấy tổng quan các chỉ số về người dùng: số lần xem trang theo URL, thời gian hoạt động trung bình, cụm từ khoá mà người dùng tìm kiếm trên Website,… Đây là những chỉ số tổng quát giúp đánh giá nhanh về tình hình, từ đó phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp.

Luồng hành vi: Phần báo cáo này cho ta thấy rõ các hiển thị đường dẫn mà người dùng di chuyển trên Website của bạn bằng hình ảnh minh hoạ, từ đó giúp ta đưa ra các tối ưu về bước điều hướng tốt hơn cho nội dung, đánh giá được nội dung nào là thu hút/chưa thu hút để cải thiện.

Nội dung trang Web:

  • Tất cả các trang: Cho ta thấy rõ số liệu tương tác của người dùng trên từng trang con của Website, số lần truy cập, tỷ lệ thoát, giá trị trang, thời gian trung bình trên trang, số lần xem trang, số lần truy cập,… Từ đây ta có thể đánh giá chi tiết được mức độ quan tâm về nội dung của người dùng vời từng trang.
  • Trang đích: Thống kê các trang mà người dùng đã truy cập và thông qua đó để vào Website của bạn, dựa vào số liệu trên doanh nghiệp sẽ hiểu rõ trang nội dung nào có tỷ lệ chuyển đổi cao và ngược lại. Từ đây ta có thể biết là nên đẩy mạnh bài viết nào, chủ đề nào hiệu quả.
  • Trang thoát: Là báo cáo về trang mà người dùng đã xem lần cuối tại Website của bạn trước khi thoát ra khỏi Web, ta sẽ thấy các chỉ số như lượt xem trang, thoát trang tại các ULR cụ thể, tỷ lệ thoát trang tương ứng,… và biết cần cải thiện nội dung nào.

Tốc độ trang web: Phần tốc độ Website cho ta thấy nội dung tải trang nhanh ra sao, về thời gian trung bình máy chủ phản hồi, thông tin thời gian trung bình để điều hướng trang, tốc độ tải trang trung bình của từng trình duyệt tại các khu vực khác nhau.

Tìm kiếm website: Phần này cho ta thấy rõ các chỉ số tổng quan liên quan đến tìm kiếm trên Website của khách hàng như cụm từ tìm kiếm, số lượng phiên xảy ra, thời gian người dùng ở lại Web sau khi tìm được kết quả của họ. Từ đây đánh giá được những chủ đề mà người dùng quan tâm nhất, tần suất tìm kiếm của họ và đưa ra phuogn7 án phù hợp.

Events: Cung cấp những thông tin liên qua đến sự kiện mà nhà quảng cáo đã thực hiện, từ đó theo dõi các hoạt động Online từ người dùng. Từ đây, ta có thể đánh giá được tổng thể hoạt động hiệu quả của từng loại sự kiện, đề ra giải pháp tối ưu chất lượng hơn cho Website, nâng cao trải nghiệm lẫn thu hút tương tác người dùng.

Lưu ý: Phần Thêm phân đoạn có tác dụng như một bộ lọc Target, giúp ta phân loại hay cần tìm kiếm những số liệu mà mình cần nhanh chóng và tốt hơn. Bạn có thể ấn vào đây và lựa chọn các đối tượng cần thiết cho mình.

Vậy là ta đã xong phần hướng dẫn sử dụng Google Analytics với mục báo cáo hành vi rồi đấy!

  • Thứ năm: Chuyển đổi (Conversion)

Cuối cùng, ta sẽ đến với hướng dẫn sử dụng Google Analytics với báo cáo Chuyển đổi nhé!

Tổng quan: Báo cáo Chuyển đổi mang đến các chỉ số xung quanh số lần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra và theo dõi trong GA. Mục tiêu ở đây có thể là số lần khách hàng để lại thông tin đăng ký, nhấn nút gọi trên Web, mua hàng,… Ta nên quan tâm đến các chỉ số trong báo cáo Chuyển đổi như: số lượng chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, người dùng hoàn thành mục tiêu tại nội dung nào, trải qua bao nhiêu bước,…

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics - Phần Chuyển đổi
Hướng dẫn sử dụng Google Analytics – Phần Chuyển đổi

Mục tiêu: Đưa ra những dữ liệu xoay quanh về mục tiêu mà doanh nghiệp cài đặt theo dõi, ví dụ như: Số lượng chuyển đổi đã hoàn thành, tỷ lệ mục tiêu hoàn thành, số lượng đạt được mục tiêu trong một thời gian nhất định,… Từ đó giúp ta thấy được hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo, chất lượng từ nội dung và đề xuất giải pháp.

Thương mại điện tử: Phần báo chuyển đổi được lọc theo các phần như: Sản phẩm, bán hàng, giao dịch, thời gian mua hàng,… ta có thể theo dõi chi tiết tại từng phần báo cáo sau.

Đa kênh: Tại đây, Google Analytics sẽ cho ta phân tích được về hành trình truy cập và chuyển đổi từ khách hàng tại Website. Ta có thể xác định được hiệu quả kinh doanh tại các kênh hay chiến dịch quảng cáo, biết được kênh nao có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất và ngược lại.

Vậy là ta đã xong phần hướng dẫn sử dụng Google Analytics cuối cùng!

Vậy là đến đây, Vinatech đã hướng dẫn sử dụng Google Analytics xong cho bạn rồi đấy! Hiểu được những chỉ số trên báo cáo sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình đo lường Website của mình! Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những bài viết mới nhất về Google Analytics. Nhớ đón đọc nhé!

0935 748 672