Với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì việc tiếp cận khách hàng qua internet là điều mà doanh nghiệp nên làm. Và website chính là yếu tố mà doanh nghiệp cần phải chú trọng đầu tư. Muốn đầu tư website hiệu quả thì quản trị website là việc không thể bỏ qua. Vậy, quản trị website là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Quản trị website là gì?
Quản trị website là gì? Quản trị website hay chăm sóc website là việc mà bạn cần phải chú trọng và thực hiện liên tục, dài lâu sau khi xây dựng, thiết kế website của mình. Những công việc căn bản của quản trị website thông thường sẽ là quản trị nội dung, duy trì sever, sửa lỗi website, tối ưu website chuẩn SEO, theo dõi vị trí từ khóa, traffic website, phân tích và đưa ra biện pháp tối ưu website nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và hiệu quả về mặt doanh số.
Người quản trị website (webmaster) muốn tiến hành công việc này thì phải có kiến thức SEO marketing, thành thạo mã HTML, có thể quản lý tất cả các thành phần của trang web. Chưa hết, tùy vào website mà bạn chăm sóc mà cần trau dồi thêm kiến thức về những ngôn ngữ lập trình khác nhau như PHP, Javascript… Webmaster phải luôn theo dõi sát sao tình hình của website để xử lý các vấn đề xảy ra nhanh nhất có thể.
Tại sao cần quản trị website?
Qua những chia sẻ ở trên thì bạn đã biết quản trị website là gì rồi đúng không nào. Và bây giờ, Vinatech sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của quản trị website. Nguyên nhân chúng ta cần chú trọng quản trị website là vì:
- Website là một trong những cách mà doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng và hiểu quả nhất. Thế nên quản trị website sẽ giúp website luôn được chỉnh chu, cung cấp đủ nội dung, tạo sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
- Quản trị website là một công việc không thể bỏ qua một khi doanh nghiệp đã thành lập trang web của mình. Quản trị website là quá trình mà doanh nghiệp duy trì và phát triển trang web đó.
- Một website được chăm sóc kỹ càng, thường xuyên cập nhật nội dung, khắc phục các lỗi sẽ tăng được thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Nhờ đó mà khách hàng có thể tìm đến trang web nhanh chóng hơn
- Nắm bắt được các thông tin của khách hàng, các hạn chế của khách khi truy cập website, từ đó tối ưu doanh thu nhờ đó tăng doanh thu.
- Khi trang web của bạn có độ uy tín, thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm cũng như trong lòng khách hàng nhờ đầu tư quản trị website thì sẽ giúp bạn cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ.
- Quản trị website đúng cách sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí. Đừng bỏ bê website rồi đến khi cần chăm sóc sẽ tốn kém hơn nhiều đấy!
Công việc của quản trị trang web là làm gì?
Quản trị và cập nhập giao diện website
Điều mà khách hàng quan tâm đầu tiên khi tìm đến một trang web là thông tin mà họ cần. Tuy nhiên, thứ trước hết đập vào mắt họ, khiến họ có muốn ở lại website hay không chính là giao diện của nó. Vì vậy, bước đầu tiên khi quản trị website là bạn phải thiết kế giao diện thân thiện với người dùng và thường xuyên cập nhật, sửa lỗi để họ cảm thấy thoải mái khi tham khảo thông tin ở website.
Lên kế hoạch sản xuất nội dung định kỳ
Nội dung có thể nói là linh hồn của website, là thứ khách hàng chú trọng bậc nhất. Chính vì lẽ đó, không những phải luôn cho ra đời những nội dung hữu ích với đối tượng khách hàng mà mình nhắm tới mà bạn còn phải luôn bắt kịp xu hướng mới để thu hút họ một cách dễ dàng hơn. Hãy lập một kế hoạch sản xuất nội dung hợp lý để luôn cung cấp những thông tin mới mẻ, cần thiết cho khách hàng nhé!
Xây dựng kế hoạch tối ưu website
Tối ưu website gắn liền với việc giúp cho trang website tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Và nội dung website như đã đề cập ở trên là thành phần cốt lõi. Bên cạnh đó, bạn cần phải nghiên cứu từ khóa, đầu tư cho nội dung trang web như đã nói ở trên cũng như vận dụng những kiến thức, công cụ hỗ trợ SEO. Hãy học hỏi thêm nhiều kiến thức về SEO chắc chắn hữu ích đối với webmaster.
Quản lý đường truyền hosting và sao lưu dữ liệu
Đây là điều mà bạn nhất định không được lơ là một khi đã bắt tay vào “công cuộc” quản trị webiste. Khi thực hiện quá trình quản trị website, bạn nên nhớ rằng phải đảm bảo hoạt động của đường truyền hosting luôn được diễn ra bình thường. Sao lưu dữ liệu cẩn thận là cách mà ta có thể đề phòng trường hợp xảy ra sự cố để dễ dàng triển khai phương án khắc phục, phục hồi để website không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Triển khai quảng cáo cho trang web
Một khi muốn trang web của mình tiếp cận được với khách hàng thì quảng cáo là điều hiển nhiên. Ngoài việc tập trung vào SEO giúp trang có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm thì bạn có thể triển khai chạy chiến dịch quảng cáo trên thanh Gooogle Adwords. Điều này sẽ khiến cho trang web của bạn đến gần hơn với khách hàng tuy nhiên thì bạn cũng phải bỏ ra một khoản chi phí.
Để tối ưu ngân sách thì bạn cũng có thể áp dụng cách chia sẻ những bài viết kèm link trên website lên các trang mạng xã hội, blog mà có đối tượng khách hàng của bạn đang ở đó hoặc sử dụng hình thức email marketing. Có một lời khuyên dành cho bạn là thay vì quá chú tâm vào một phương thức quảng cáo nhất định thì hãy kết hợp nhiều cách khác nhau để nâng cao tối đa hiệu quả quảng cáo cho trang web.
Đánh giá hiệu quả quản trị website
Khi thực hiện bất kì công việc gì cũng cần phải có bước đánh giá hiệu quả. Quản trị website cũng không ngoại lệ, cần có bước review để đánh giá hiệu quả của việc quản trị website thông qua: Vị trí từ khóa, số lượng user truy cập website, số lượt chuyển đổi thành đơn hàng. Phân tích tìm ra những việc chưa hiệu quả, chưa đạt như mong mong muốn để cải thiện hiệu quả.
Hướng dẫn cách quản trị website hiệu quả mới nhất Tháng 8 – 2021
Kỹ năng cần có để quản trị website tốt
Kỹ năng chuyên môn
- Nắm rõ những kiến thức SEO, Marketing… và trau dồi để ngày càng hiểu biết chuyên sâu hơn về tối ưu hiệu quả quản trị web.
- Kỹ năng nghiên cứu từ khóa, sáng tạo nội dung chuẩn SEO.
- Biết dùng công cụ quản trị website là Google Analytics và Search Console.
- Thành thạo HTML/CSS, XML và có kiến thức nhất định về SQL và Javascript.
- Bằng cấp về khoa học máy tính, thiết kế và một số chuyên ngành liên quan sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc quản trị website.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng lập kế hoạch.
- Kỹ năng phân tích phân tích và xử lý vấn đề.
- Kỹ năng quản trị thời gian, quản trị rủi ro.
- Kỹ năng sáng tạo
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm để hợp tác với nhưng phòng ban khác nhằm hỗ trợ công việc được trơn tru, hiệu quả.
- Nắm bắt xu hướng nhanh, thấu hiểu tâm lý khách hàng, sáng tạo những nội dung độc đáo, mới lạ.
- Cẩn trọng, có trách nhiệm cao với công việc mà mình đang làm.
Hướng dẫn quản trị website wordpress
Quản trị chung website cơ bản
Đầu tiên, bạn phản đăng nhập trang quản trị website WordPress
Tùy vào trang web của bạn ban đầu được thiết kế mà sẽ có giao diện tương ứng. Tại đây bạn có thể quản trị website tùy ý.
Quản trị menu
- Quản trị danh mục
Bước 1: Bạn chọn “Giao diện” ở thanh công cụ và nhấp và “Menu”.
Bước 2: Giao diện danh mục website sẽ hiện lên như hình bên dưới, bạn chỉ việc tùy chỉnh theo ý muốn của mình mà thôi.
- Quản trị sản phẩm
Bước 1: Bạn chọn mục “Sản phẩm” bên thanh công cụ.
Bước 2: Tại đây bạn có thể thêm sản phẩm, sửa đổi, cập nhật thông tin, tình trạng, giá cả của sản phẩm… tùy ý.
Quản trị giao diện
- Quản trị hình ảnh
Bạn chọn mục “Media” ở phần “Cài đặt” để tùy chỉnh về hình ảnh.
- Quản trị thông tin
Bạn chọn mục “Hồ sơ” và điền một số thông tin cơ bản của website.
Quản trị nội dung
Bạn chỉ cần chọn phần bài viết ở thanh công cụ phía bên trái của trang quản trị website. Từ đó, bạn có thể xem danh sách các bài đã viết, thêm hoặc chỉnh sửa bài viết…
Quản trị theo dõi đánh giá
Bạn có thể tham khảo đánh giá tình trạng website tại trang chủ quản trị website WordPress, sử dụng công cụ đánh giá đo lượng hoặc cài đặt một số plugin hỗ trợ quản trị theo dõi đánh giá trang web.
Quản trị sửa lỗi
Dưới đây là những cách khắc phục một số lỗi cơ bản trên website WordPress:
- Tắt tất cả các plugins
Nếu nghi ngờ có thể do plugin không tương thích, bạn hãy tắt tất cả plugins rồi mở lại từng cái một để xem đâu mới là nguyên nhân để khắc phục lỗi. Đầu tiên, bạn chọn mục “Plugin”, sau đó chọn “Ngừng kích hoạt”.
- Đổi WordPress Theme
WordPress theme có thể gây một số vấn đề trên trang web. Bạn có thể đổi theme, nên chọn theme mặc định để xem có khắc phục được vấn đề hay không. Rất đơn giản, chỉ cần vào “Giao diện” và kích hoạt theme thôi.
- Làm mới Permalinks
Khi các cấu trúc permalink không được cập nhật hoặc thiết lập không đúng sẽ gây ra lỗi. Bạn có thể xử lý bằng cách làm mới permalink. Chỉ cần chọn “Cài đặt” – “Đường dẫn tĩnh” và “Lưu thay đổi” là có thể làm mới permalink mà không làm ảnh hưởng gì tới website.
- Sửa lỗi URL WordPress
Hãy đảm bảo rằng “Địa chỉ WordPress (URL)” và “Địa chỉ trang web (URL)” giống nhau để không gây ra các về đề chuyển hướng. Bạn vào “Cài đặt” – “Tổng quan” để kiểm tra nhé!
- Kiểm tra Cài đặt Reading
Bạn chọn “Cài đặt” – “Đọc”, chỉ khi website chưa sẵn sàng để public thì người ta mới tick vào “Ngăn chặn các công cụ tìm kiếm đánh chỉ mục website này”. Còn website đã hoạt động thì bạn hãy xem mình đã bỏ tick chưa nhé!
Tài liệu tự học quản trị website
Tài liệu xây dựng nội dung website
- 10 Cách tìm kiếm ý tưởng viết content độc đáo, sáng tạo mà bạn phải thử
- Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO – Xem Là Viết Được
- Cách kinh doanh bằng Content Marketing “Độc nhất vô nhị”
Tài liệu về đánh giá đo lường
- Hướng dẫn đăng ký Google Analytics chi tiết từ A-Z mới nhất 2021
- Hướng dẫn sử dụng Google Analytics chi tiết đầy đủ [2021]
Các checklist chỉnh sửa lỗi website
- Backup website: Bạn cần phải lưu trữ offline file WordPress lẫn dữ liệu mỗi ngày để trong trường hợp website hoặc hosting gặp sự cố thì có thể xử lý, khôi phục kịp thời.
- Quản lý uptime: Bạn hãy đăng ký sử dụng công cụ checking để nhận thông báo khi website bị downtime. Nếu trường hợp downtime xảy ra liên tục thì bạn nên nâng cấp hosting hoặc chọn công ty hosting khác.
- Cập nhật WordPress: Hãy cập nhật những thay đổi mới nhất từ WordPress, plugins để đề phòng những nguy cơ nhiễm mã độc.
- Kiểm tra website trên nhiều trình duyệt, thiết bị: Nếu website có giao diện ổn, sử dụng dễ dàng trên trình duyệt, thiết bị này nhưng lại có vấn đề khi dùng ở trình duyệt, thiết bị khác thì bạn nên sửa lỗi này ngay.
- Phân tích website: Sử dụng các công cụ đánh giá và đo lường website để tìm ra hướng giải quyết, lên kế hoạch cụ thể nhằm tối ưu trang website của mình, tránh mắc phải các lỗi.
- Kiểm tra loading time: Ta nên kiểm tra tốc độ tải trang định kỳ. Nhất là khi bạn thêm nhiều file media hay plugin thì trang web sẽ nặng và tải chậm hơn.
- Kiểm tra form: Hàng tháng bạn hãy điền thử các form trên website để đảm bảo không bị lỗi khi người dùng tương tác.
- Loại bỏ theme và plugins không dùng: Khoảng 3 tháng một lần thì bạn cần phải lọc ra lượng theme hay plugins không còn cần thiết cho website và loại bỏ chúng đi.
- Cập nhật copyright: Thông tin này được hiển thị trên menu footer và phải được cập nhật theo năm hiện tại. Nếu năm hiển thị là 1-2 năm hay nhiều năm trước thì thì khách hàng sẽ rất e ngại khi muốn hợp tác với bạn.
Một số tài liệu khác khi quản trị website
- Hướng dẫn chăm sóc website hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua
- Hướng dẫn cách cài Plugin Rankmath SEO và sử dụng 2021
- Hướng dẫn cách chèn Google Maps vào Website đơn giản từ A-Z 2021
- Google My Business là gì? Nắm hết thông tin hữu ích về công cụ này tại đây
- 13 Plugin thường được sử dụng trong WordPress năm 2021
Những thắc mắc thường gặp khi quản trị web
Thế nào là một website được chăm sóc hiệu quả?
Những yếu tố cơ bản thể hiện rằng website của bạn quản trị đạt được hiệu quả nhất định bao gồm:
- Giao diện website thân thiện, dễ sử dụng.
- Thông tin trên website được cập nhật đầy đủ, thường xuyên.
- Lượng khách truy cập vào trang web cao.
- Website thân thiện với hệ thống tìm kiếm của Google, có nhiều bài viết lên top.
- Trang web hỗ trợ tốt cho các kênh bán hàng và cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Những chi phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra khi quản trị website là gì?
Dưới đây là những khoản phí mà doanh nghiệp phải chi trả để duy trì và phát triển website của mình:
- Tên miền: Là tên website của doanh nghiệp muốn có.
- Hosting: Chi phí thuê không gian lưu trữ trên Internet.
- Thiết kế và lập trình web: Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.
- Nội dung: Doanh nghiệp sẽ chi trả cho nhân viên viết content, thiết kế hình ảnh hoặc thuê dịch vụ viết bài bên ngoài.
Khi xây dựng nội dung website, cần phải lưu ý những tiêu chí nào?
Các tiêu chí về về nội dung mà khi thực hiện quản trị website bạn cần phải thuộc nằm lòng:
- Nội dung đầy đủ, hữu ích nhưng không được dài dòng, càng đơn giản dễ hiểu càng tốt.
- Cập nhật xu hướng nhanh chóng, nội dung độc đáo, khác biệt so với các đối thủ.
- Lưu ý yếu tố chuẩn SEO cho bài viết.
- Trình bày nội dung phải đảm bảo bố cục rõ ràng, hợp lý.
- Nên có nhiều hình ảnh minh họa trực quan, hình ảnh phải đảm bảo chất lượng.
- Nếu thêm được video cho những nội dung trên trang web thì sẽ là một điểm cộng rất lớn.
Có nên sử dụng dịch vụ quản trị website hay không?
Tùy theo khả năng quản trị website của mình mà bạn có thể cân nhắc nên sử dụng dịch vụ quản trị web hay không. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ quản trị website đang rất được ưa chuộng, hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều. Và sau đây là những lý do mà bạn nên dùng dịch vụ quản trị trang web:
- Nếu bạn chưa có nhiều kỹ năng, kiến thức sâu rộng về quản trị website để có thể thực hiện tốt công việc này.
- Bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc website một cách tỉ mỉ từ A cho đến Z.
- Doanh nghiệp bạn không có bộ phận đảm đương nhiệm vụ viết content để cho ra đời những nội dung thu hút người đọc cũng như đội ngũ thiết kế hình ảnh, video.
- Việc thuê nhân viên quản trị website khiến doanh nghiệp phải chi trả một khoản ngân sách không nhỏ.
Đấy, nếu bạn cảm thấy việc tự quản trị website không đạt hiệu quả như mong đợi thì có thể tìm đến các công ty cung cấp dịch vụ.
Hy vọng rằng khi đọc đến những dòng này thì bạn đã biết được quản trị website là gì cũng như nắm được một số thông tin bổ ích về quản trị web. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì bạn đừng ngần ngại liên hệ với Vinatech để được hỗ trợ giải đáp tận tình, nhanh chóng nhé! Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết.